Kết quả tìm kiếm cho "thời gian giải quyết TTHC"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 291
Sau hơn 1 tuần vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, An Giang ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, khẳng định quyết tâm xây dựng chính quyền gần dân, minh bạch, hiện đại và phục vụ hiệu quả hơn.
Sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, các địa phương đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công trực tuyến gắn hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ nhằm tạo thuận lợi cho công dân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) khi mô hình chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động.
Thực hiện chủ trương chính quyền địa phương 2 cấp, xã, phường ngày càng thể hiện rõ vai trò nền móng của chính quyền kiến tạo, điểm tựa của lòng dân. Nơi đây, mọi chủ trương, chính sách được triển khai và đi vào thực tiễn, lan tỏa đến từng người dân, cộng đồng doanh nghiệp.
Xác định chuyển đổi số là giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy chính quyền 2 cấp hoạt động hiệu quả, tỉnh An Giang (Kiên Giang cũ) cơ bản hoàn thành việc bố trí trang thiết bị, đảm bảo đầy đủ hạ tầng, nhân sự vận hành tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh và cấp xã, phường, đặc khu.
Hôm qua 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành. Theo ghi nhận của phóng viên, ngày làm việc đầu tiên, cán bộ, công chức tại các xã, phường trong tỉnh kịp thời hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), người dân hài lòng.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXXIV (tỉnh An Giang và Kiên Giang) đã có những bước tiến mạnh mẽ trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, tinh gọn tổ chức và tăng cường kỷ luật hành chính. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến gần hơn với người dân và doanh nghiệp.
5 năm qua, huyện Châu Thành triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực. Qua đó, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp (DN) phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD), thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ngày 22/6, An Giang bắt đầu vận hành thử nghiệm hoạt động của các cơ quan cấp xã mới sau sáp nhập. Để chuẩn bị tốt, chính quyền tỉnh đã và đang gấp rút hoàn tất dữ liệu, hồ sơ và cơ sở vật chất cho xã mới. Cả hệ thống chính trị An Giang bước vào cuộc “nước rút” lịch sử.
Cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh An Giang đang ở những bước chuẩn bị cuối cùng, sẵn sàng cho việc vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền 2 cấp vào ngày 22/6/2025. Đây là một dấu mốc quan trọng trong lộ trình thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN) tốt hơn. Sau giai đoạn thử nghiệm, bộ máy mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã ký ban hành Quyết định 603/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số tỉnh An Giang năm 2025”. Đây là bước đi nhằm cụ thể hóa các chủ trương lớn của Trung ương và Tỉnh ủy về đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, xã hội số và chính quyền số.
Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 56/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC) theo Nghị quyết 66/NQ-CP, ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ.